Chuyển đến nội dung chính

Ý nghĩa hoa tử đằng là gì? [Hướng dẫn] Cách trồng và chăm sóc

Hoa tử đằng là một loài hoa mỏng manh nhưng lại có sức quyến rũ đến lạ thường. Loài hoa này thường được trồng trong sân vườn hay trước cổng nhà để trang trí. Được nhiều người yêu thích, thế nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa hoa tử đằng là gì? Vì vậy, hãy cùng Trà Đào HD tìm hiểu về loài hoa này trong bài viết sau nhé!

Thông tin về loài hoa tử đằng

y-nghia-hoa-tu-dang
Loài hoa tử đằng leo

Hoa tử đằng tiếng anh là Chinese Wisteria, đây là loài hoa thuộc dòng Wisteria sinensis. Ở Việt Nam, loài hoa này còn được biết đến với những tên gọi như: dây sắn tía, hoa chu đăng, hoa đằng la,...

Nguồn gốc

Hoa tử đằng có nguồn gốc từ Châu Á. Nếu bạn để ý sẽ thấy hình ảnh của loài hoa này xuất hiện nhiều tại các Quốc Gia như: Trung Quốc, Nhật Bản,.. Chúng du nhập vào Việt Nam khoảng 7 năm trở lại đây và được nhiều gia đình lựa chọn làm cây cảnh trang trí trước nhà.

Đặc điểm

Cây tử đằng là giống cây thuộc họ đậu, dạng thân gỗ leo. Chúng thường nở hoa vào mùa hè hàng năm trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6.

Lá của cây tử đằng khá mềm và dài hình lông chim, mọc đối xứng nhau, chiều dài trung bình của lá từ 15 - 35 cm. Lá thường rụng vào cuối đông và sau đó đâm chồi ra hoa. 

Là loài cây thân gỗ nên chúng có phần rễ cọc, không có rễ phụ và đặc biệt là sống rất lâu năm.

Hoa của tử đằng thường là những bông nhỏ, mọc thành chùm, rủ xuống và có chiều dài từ 10 đến 80 cm. Ở nước ta, màu sắc của hoa tử đằng được tìm thấy nhiều nhất là màu trắng, hồng và tím. 

Đặc biệt, loại hoa này còn có một mùi hương rất quyến rũ, đặc trưng và khiến nhiều người mê mẩn, đắm say. 

Xem thêm: Hoa Violet là hoa gì? Ý nghĩa hoa Violet trong cuộc sống

Ý nghĩa của hoa tử đằng trong đời sống

Trong phong thủy

hoa-tu-dang-y-nghia-phong-thuy-la-gi
Hoa tử đằng ý nghĩa thế nào trong phong thủy

Theo phong thủy của người phương Đông, hoa tử đằng mang những ý nghĩa đặc biệt sau:

sự may mắn: Hoa tử đằng đại diện cho một sự khởi đầu thuận lợi, một lời chúc thành công. Thế nên, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các cây tử đằng bonsai được trang trí ở bàn làm việc hay được trồng trong những công ty, doanh nghiệp.

Lời chào mừng: tử đằng có ý nghĩa như một lời chào đón nồng nhiệt. Do đó, chúng thường được sử dụng ở hầu hết các buổi tiệc tân gia, tiệc chào mừng, khai trương,...

Ngoài ra, đây cũng là loài hoa thể hiện tình cảm với người khác giới một cách tinh tế, nhất là trong những buổi gặp mặt đầu tiên.

Trong màu sắc

Hoa tử đằng là một biểu tượng về một cuộc sống nhiệt huyết, mãnh liệt của tuổi trẻ và sự bất hữu về thời gian. Tuy nhiên, với mỗi màu sắc khác nhau loài hoa này lại có một ý nghĩa riêng biệt.

Màu tím

y-nghia-hoa-tu-dang-tim
Ý nghĩa hoa tử đằng tím

Tử đằng màu tím thể hiện cho sự thủy chung, son sắt của một câu chuyện tình yêu vĩnh cửu. Nếu một ai đó tặng bạn bó hoa tử đằng tím thì có nghĩa họ muốn gắn kết với bạn cả cuộc đời.

Màu hồng

Tử đằng màu hồng lại có phần trái ngược với màu tím. Chúng mang ý nghĩa biểu trưng cho những cảm xúc thăng trầm trong tình yêu, có yêu và có hận. Loài hoa này thường đại diện cho những người con gái trong độ tuổi đôi mươi.

Xem thêm: Ý nghĩa hoa phong lan là gì? [Bật mí] Những thông tin thú vị về hoa phong lan

Màu trắng

Đối với người Nhật, những cây hoa tử đằng màu trắng do được mọc thành chùm nên chúng được coi là biểu tượng của tình bạn. Ngoài ra, màu trắng còn là màu sắc thể hiện cho sự may mắn, thuần khiết và tinh khôi.

y-nghia-hoa-tu-dang-trang
Ý nghĩa hoa tử đằng trắng

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây hoa tử đằng

Cách trồng trong chậu

Hoa tử đằng là loài thân gỗ, rễ cọc, chúng thường được gieo hạt từ tháng 3 đến tháng 4 hằng năm. Do đó, nếu trồng hoa tử đằng trong chậu, bạn cần chuẩn bị những vật liệu quan trọng sau:

Hạt giống hoa tử đằng

Đất

Chậu to

Thời điểm gieo hạt

Hạt tử đằng được bán ở hầu hết các cửa hàng hạt giống. Đối với đất, bạn nên lựa chọn những loại đất phì nhiêu, giàu dinh dưỡng. Nên sử dụng các chậu lớn để cây có thể phát triển tốt.

Cách trồng hoa tử đằng trong chậu đơn giản chỉ với 3 bước:

Bước 1: Đầu tiên, chúng ta sẽ ủ hạt giống với nước khoảng 24 tiếng để có thể kích thích hạt giống phát triển sớm hơn. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều dưỡng chất kích thích bạn có thể sử dụng chúng để hạt  hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Bước 2: Trước khi trồng tử đằng, bạn nên xới đất cho thật tơi, xốp và cho hạt đã ủ vào phần đất đã xới.

Bước 3: Cuối cùng, bạn cần tưới đủ nước và đem cây đến nơi có nhiệt độ vừa phải, tránh những nơi có nhiệt độ quá cao.

Lưu ý: Cây tử đằng được biết là loài cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở điều kiện khí hậu ấm áp. Các vùng khí hậu có nhiệt độ quá cao/quá lạnh, hay các vùng nhiệt đới thì loài tử đằng rất khó có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Ở Việt Nam, cây tử đằng thường được trồng nhiều tại các khu vực có khí hậu mát mẻ như: Đà lạt, miền nam.

y-nghia-cua-hoa-tu-dang
Hoa tử đằng trồng chậu

Cách chăm sóc hoa tử đằng trong chậu đơn giản:

Hoa tử đằng không cần quá nhiều nước. Vào mỗi buổi sáng bạn chỉ nên tưới nước 1 lần.

Với những cây non, bạn nên đặt chúng ở nơi nửa râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Lưu ý, bạn phải đặc biệt cung cấp nhiều nước cho cây ở giai đoạn này.

Vào thời điểm tháng 7, tháng 8 bạn nên tiến hành cắt tỉa cành, tỉa lá để cây dễ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Cuối cùng, về phân bón thì bạn nên chọn những loại phân NPK hoặc phân hữu cơ. Chú ý các thực hiện, bạn nên bón phân xung quanh gốc để cây được thích nghi dễ hơn.

Xem thêm: Ý nghĩa hoa trà là gì? [Mách bạn] Cách chăm hoa trà đơn giản

Cách trồng và chăm sóc hoa tử đằng leo giàn

Cách trồng hoa tử đằng leo giàn đơn giản

Với việc cho hoa tử đằng leo giàn tốt, bạn cần thực hiện theo phương pháp chiết cành và nên chọn những cây mẹ có trên 3 năm tuổi, khỏe, tốt, ít sâu bệnh.

Sau đó, bạn chọn những cành khỏe, không bị khô hoặc không bị sâu bệnh và tiến cành chiết cành. Tiếp đến, đợi khoảng 2 tuần khi cây đã bắt đầu thích nghi và sinh trưởng được ở môi trường mới, bạn nên bắt đầu cho cây leo giàn bằng việc hướng những nhánh cây non vào giàn để chúng có thể tiếp tục leo lên.

Cách chăm sóc hoa tử đằng leo giàn

Tử đằng trồng trong đất sẽ tự lấy dinh dưỡng và nước ở xung quanh khu vực trồng. Do đó bạn nên cung cấp cho cây một lượng nước vừa phải, để đất luôn giữ được độ ẩm nhất định.

Về phân bón, người dùng có thể sử dụng các loại phân hữu cơ để bón quanh gốc ( không nên bón trực tiếp vào gốc). Sau đó, bạn cần tưới đều nước để cho phân bón nhanh ngấm vào đất và cây nhanh hấp thụ được các chất dinh dưỡng hơn. Đặc biệt, bạn có thể chọn những loại phân dành riêng cho hoa leo để cây dễ dàng thích ứng.

Ngoài ra, khi trồng và chăm sóc hoa tử đằng, bạn cũng đừng quên việc cắt tỉa cành, lá vào giữa tháng 2, tháng 7 và tháng 8.

Vậy là chúng ta đã biết ý nghĩa hoa tử đằng là gì và cách chăm sóc loài hoa này ra sao rồi phải không. Nếu thấy thông tin hữu ích, hãy để lại bình luận phía cuối bài viết để mọi người biết suy nghĩ của bạn về loài hoa này. Đừng quên theo dõi kênh Trà Đào HD thường xuyên bạn nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hoa huệ màu gì? "Bật mí" Ý nghĩa hoa huệ trong tình yêu và cs

Hoa huệ là loài hoa không còn xa lạ gì với người Việt Nam. Một loài hoa mang vẻ đẹp thanh tao, trang nhã, hương thơm vô cùng hấp dẫn và cũng chứa nhiều kỷ niệm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hoa huệ màu gì và ý nghĩa hoa huệ như thế nào trong cuộc sống và tình yêu. Để hiểu thêm về loài hoa này, Trà Đào HD mời bạn đọc tham khảo những thông tin thú vị dưới đây! Giới thiệu về hoa huệ Thông tin về loài hoa huệ Cây hoa huệ hay còn gọi được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: vũ lai hương, dạ lai hương… Huệ ta có tên khoa học là Polianthes tuberosa, thuộc họ Thùa –Agavaceae. Chúng có nguồn gốc từ Mexico. Có hàng trăm loại huệ khác nhau, nhưng tất cả đều thuộc cùng một chi Lilium. Đặc điểm của hoa huệ - Hoa huệ là loại cây thân thảo, không phân nhánh và có thân mọc thẳng đứng. Đây là loại cây sống lâu năm với chiều cao khoảng 0.8 - 1,7 m. Lá hoa huệ dài có màu xanh mướt, thon và nhọn. Hoa huệ thường mọc trên ngọn và kết thành chùm. Mỗi bông hoa huệ gồm 6 cánh, nhìn rất giống hình chiếc m

Hoa súng là gì? "Giải đáp" Ý nghĩa hoa súng trong ty và cs

Hoa súng - loài hoa mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, là biểu tượng của sự thuần khiết. Được ngắm nhìn đầm hoa súng trổ bông chắc hẳn là một trải nghiệm khó có thể quên. Vậy bạn đã hiểu hết về ý nghĩa hoa súng? Nếu chưa thì hãy cùng với chúng tôi khám phá những điều thú vị về hoa súng nhé! Nguồn gốc của hoa súng Hoa súng là hoa gì Hoa súng là 1 giống thực vật thủy sinh và nó thuộc họ Nymphaeaceae. Hoa súng tiếng anh là “Nunephar”. Ở 1 số quốc gia thì hoa súng được gọi là Water Lily, riêng giống hoa súng có màu lam xanh của Ấn Độ thì lại được gọi là hoa Sen xanh hay Blue lotus.  Tên khoa học của hoa súng là Nymphaeaceae. Xuất xứ của từ này là từ chữ "nympho". Đây chính là tên của 1 nữ thần trong thần thoại Hy Lạp, 1 nữ thần trẻ trung, xinh đẹp, chuyên cai quản sông suối, ao hồ.  Cây hoa súng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Với sự thích nghi cao nên hoa súng đã lan rộng ra các nước khác từ thời cổ đại cho đến nay. Những vườn hoa ở các cung điện của Thái Lan và Myanmar thường trồng hoa súng để tran

Hoa Violet là hoa gì? Ý nghĩa hoa violet trong cuộc sống

Hoa Violet là một trong những loài hoa có màu sắc tươi tắn, đẹp mắt và được rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích. Tuy được yêu thích như vậy, nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa hoa Violet là gì? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Trà Đào HD đi tìm hiểu những điều thú vị về loài hoa này nhé! Hoa Violet là hoa gì Thông tin về loài hoa Violet Hoa Violet được lấy tên từ chính phát âm tiếng anh, cái tên violet xuất phát từ việc loài hoa này có màu tím rất nổi bật và quyến rũ. Loài hoa này còn có những tên gọi khác như: hoa tử linh lan, hoa phi yến hay hoa chân chim bởi vì hoa của nó trông giống như chân con chim hoặc phi yến (chim yến đang bay). Violet có thể nở quanh năm nếu trong điều kiện môi trường thích hợp. Chúng rất ưa khí hậu ấm áp có ánh nắng mặt trời rực rỡ và tại Việt Nam có nền khí hậu khá thích hợp cho loài hoa này. Trên thế giới hiện nay có hơn 1000 giống hoa Violet với nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau, phổ biến là: hoa Violet tím, hoa Violet xanh, hoa Violet hồng. Tuy nhiên, vio