Nói đến quả măng cụt thì chắc không ít người đang đọc bài viết này nuốt nước bọt. Trong đó chắc chắn có cả mình. Không phải tự nhiên mà loại quả này được mệnh danh là “nữ hoàng” của các loại trái cây nhiệt đới. Vậy quả măng cụt có tác dụng gì? Cách chọn măng cụt ra sao? Chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.
Quả măng cụt là quả gì
Quả măng cụt là quả gì |
Quả măng cụt tiếng anh là Mangosteen là loại trái cây của vùng nhiệt đới. Các bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại quả này tại các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Sri Lanka, Myanma, Philippines, Ấn Độ cùng với các khu vực nhiệt đới khác như Puerto Rico, Florida và Colombia. Ở Việt Nam thì chúng được trông nhiều tại Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bình Dương, Đồng Nai.
Cây măng cụt có chiều cao phát triển từ 6 - 25m, loài cây này có bộ rễ yếu nên cây ưa đất sâu và cần thoát nước tốt. Không thích nghi với đất cát pha, phù sa hoặc đá vôi. Nếu để ý các bạn sẽ thầy loài cây này thường mọc ở những nơi ven sông. Nhiệt độ thích hợp từ 25 - 35 độ C. Bởi thế quả măng cụt mọc trên cây chứ không phải quả măng cụt mọc dưới đất như một vài lời truyền miệng.
Quả măng cụt thường chín vào mùa hè. Khoảng đầu tháng 5, măng cụt bắt đầu chín. Tuy nhiên, măng cụt ngon nhất là phải vào giữa tháng 6 Dương lịch. Tháng 7 khi mùa mưa đến, măng cụt bị thấm nước mưa nên nhạt dần, vỏ lại dễ bị xì mủ thấm vào múi không ngon.
Quả măng cụt màu gì
Quả măng cụt ban đầu có màu xanh lục nhạt (thậm chí là gần như màu trắng). Chúng thường ẩn trong bóng râm của tán. Sau khoảng 2 - 3 tháng, quả sẽ chuyển dần sang màu xanh đậm hơn rồi dần chuyển sang màu đỏ và màu tím đỏ khi đã chín.
Vỏ quả măng cụt khá dày, để dễ ăn chúng ta nên sử dụng dao để tiện 1 vòng quanh phần vỏ. Phần thịt có màu trắng ngà, mọng nước và chia thành nhiều múi, rất thơm và có vị chua ngọt thanh mát.
Quả măng cụt có tác dụng gì
Ăn quả măng cụt có tác dụng gì |
Tăng cường sinh lực
Trong quả măng cụt chứa axit Tryptophan. Hợp chất này có liên hệ trực tiếp với Serotonin – chất dẫn truyền thần kinh tác động tới giấc ngủ, tâm trạng, tinh thần và khẩu vị. Do đó bổ xung loại quả này sẽ rất tốt cho cơ thể chúng ta.
Hỗ trợ giảm cân
Theo các chuyên trang dinh dưỡng, một quả măng cụt chứa khoảng 30 – 40 calo, còn 100g măng cụt chứa 73 calo, không chứa cholesterol và chất béo bão hòa. Do đó ăn loại quả này có thể giúp hạ huyết áp khá tốt. Kháng thể xanthones sẽ làm giảm tác động của cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả.
Chống lão hóa
Xanthones, catechin cùng vitamin A, E, C, B1,… có trong măng cụt đều là những chất chống lão hóa, giảm thâm, mụn vô cùng hiệu quả.
Xem thêm: Bí mật về tác dụng của quả vải có thể bạn chưa biết
Cân bằng lượng đường huyết trong máu
Măng cụt chứa proanthocyanidin oligomeric và axit tannic, hoạt chất này giúp trung hòa một phần đường huyết trong cơ thể. Nhờ đó, nồng độ đường trong máu sẽ duy trì ở mức ổn định.
Giúp hơi thở thơm mát
Kháng thể xanthones trong măng cụt mang đến khả năng diệt khuẩn. Do đó có thể sử dụng nước măng cụt để xúc miệng sau khi ăn. Điều này sẽ làm giảm mùi hôi trong miệng.
Bảo vệ tim mạch
Thành phần alpha-mangostin được tìm thấy trong măng cụt rất tốt cho tim mạch. Không những thế, các chất chống oxy hóa trong loại quả này sẽ giúp củng cố hệ tuần hoàn. Từ đó, giúp cơ thể giảm thiểu được tình trạng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Xem thêm: Cà rốt bao nhiêu calo? Mách bạn cách ăn cà rốt nhiều dinh dưỡng
Lưu ý khi sử dụng quả măng cụt
Việc ăn quá nhiều măng cụt có thể khiến chúng ta có thể dị ứng, mẩn ngứa, phát ban, nổi mề đay. Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering Cancer Center (Mỹ) đã chỉ ra rằng tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nặng. Triệu chứng nhận biết gồm: buồn nôn, cơ thể yếu. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây sốc, nguy hiểm tới tính mạng.
Can thiệp quá trình đông máu: Hợp chất xanthones trong măng cụt có thể làm cản trở quá trình đông máu trong cơ thể. Ngoài ra, nó cũng tương tác với thuốc làm loãng máu như warfarin và gây xuất huyết tiêu hóa.
Tác dụng phụ khác: Mất ngủ, đau bụng, đau cơ, nhức đầu nhẹ, đau khớp, gián đoạn giấc ngủ, buồn nôn liên tục, khó thở, chóng mặt,… Khi gặp phải những triệu chứng này cần dừng ăn măng cụt ngay lập tức.
Những đối tượng sau đây không nên ăn quả măng cụt:
- Người có cơ địa dễ bị dị ứng
- Người bị đa hồng cầu
- Đang trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, xạ trị, hóa trị
- Người chuẩn bị phẫu thuật
- Người có hệ tiêu hóa kém, hay bị táo bón, tiêu chảy
Các thông tin về tác dụng của quả măng cụt được tổng hợp theo vinid.net
Cách chọn quả măng cụt ngon
Quả măng cụt hình gì thì nhiều múi và khi ăn sẽ ngọt |
Bên dưới đáy loại quả này có một bông hoa nhỏ, bạn cứ đếm xem bông hoa này có bao nhiêu cánh thì tương đương măng cụt có bấy nhiêu múi. Phần núm quả còn xanh là quả mới hái. Không chọn măng cụt có núm cuống bị thâm đen hay khô héo. Rất có thể là quả bị kích chín do thuốc hay đã bị hái từ lâu. Khi ăn những quả này vị thường lạt hoặc chua.
Ưu tiên chọn những quả có vệt mủ vàng bám ngoài vỏ. Tuy các vệt này có phần xấu xí nhưng đây chính là dấu hiệu cho biết quả măng cụt đó bên trong rất ngọt. Ngoài ra, phần vỏ có rám màu xám và sần sùi thì múi bên trong cũng sẽ ngon hơn. Đừng chọn những quả có măng cụt có phần vỏ đen bóng, nhìn đẹp mắt thế thôi nhưng bên trong thì không ngon đâu các bạn ạ.
Để xem măng cụt chín hay chưa chúng ta có thể ấn tay vào vỏ. Vỏ măng cụt rất dày nên ấn mạnh tay chút cũng không ảnh hưởng tới phần múi bên trong. Nếu quả nào dễ ấn, mềm thì đó là quả chín, không bị hỏng. Không nên mua măng cụt vào mùa mưa vì măng cụt bị thấm nước. Phần múi nhạt dần, vỏ lại dễ bị xì mủ thấm vào múi không ngon.
Vậy là chúng ta đã đi 1 vòng tìm hiểu loại quả này rồi. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết các bạn đã hết thắc mắc quả măng cụt có tác dụng gì và ăn măng cụt thế nào đúng cách. Nếu thấy thông tin thú vị, hãy để lại bình luận và theo dõi kênh Trà Đào HD thường xuyên nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét