Chuyển đến nội dung chính

Cá quả là cá gì? [Bật mí] Các món ăn ngon dễ làm với cá quả

Cá quả là loài cá có nhiều dưỡng chất, nó đã trở thành nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp chúng trong các nhà hàng từ đồng quê dân dã cho tới sang trọng đẳng cấp. Vậy cá quả là cá gì? Chúng có đặc điểm như thế nào? Giá cả bao nhiêu? Hãy tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Cá quả là cá gì

ca-qua-la-ca-gi
Cá quả còn gọi là cá lóc

Cá quả trong tiếng Anh được gọi là “snakehead fish”. Sở dĩ có tên như vậy vì loài cá này có phần đầu giống đầu rắn (snakehead). Nhiều người thường nhầm lẫn cá quả và cá lóc là 2 loài cá khác nhau thế nhưng cá quả hay còn được biết đến với các tên gọi khác như là cá lóc, cá chuối, cá sộp, cá trõn, cá tràu và ở mỗi vùng miền thì loại cá này sẽ được gọi theo mỗi tên khác nhau.

Cá quả có nguồn gốc thuộc họ Channidae (họ cá quả) và ở Việt Nam thì họ cá quả chủ yếu là cá chuối hoa (Channa maculata). Loài cá này sống tự nhiên ở các sông, suối, ao hồ nước ngọt hoặc cũng được nuôi trong các ao nước ngọt nhân tạo.

Cá lóc có đặc điểm rất dễ nhận biết với phần đầu to dẹt, trông giống như đầu rắn. Phần thân tròn, da lưng có màu đen ánh nâu bạc và thường có mùi tanh nhẹ và tương đối nhớt.

Một vài thông tin về cá quả bạn nên biết

Môi trường sống của cá quả như thế nào

Cá quả là 1 loài cá nước ngọt thường sinh sống ở những kênh rạch, ao hồ, đồng ruộng, sông hoặc đầm lầy,… Ngay cả những môi trường ô nhiễm như nước đục, nước ao tù cá quả cũng có thể sinh sống. Đôi khi, chúng còn có thể sống ở nơi cửa sông trong môi trường nước lợ.

Tuy nhiên, môi trường thích hợp nhất để cho cá quả sinh trưởng và phát triển là những nơi có nhiều rong đuôi chó, có cỏ hay bèo vì nơi này sẽ tập trung nhiều con mồi cho chúng tiêu hoá.

Vào mùa hè, khi thời tiết nóng nực, cá quả thường ngoi lên tầng nước mặt để có thể bắt mồi. Còn vào mùa đông, chúng chủ yếu hoạt động ở dưới tầng đáy. Loài cá này có thể chịu được nhiệt độ cao nhất là khoảng 30 độ C.

ca-qua-con-goi-la-ca-gi
Cá quả còn gọi là cá gì

Tuy nhiên, nếu bạn nuôi cá quả để phát triển kinh tế, cần chăm sóc và cho ăn đúng chế độ thì chúng sẽ lớn rất nhanh (nhờ vào bản chất ăn tạp). Chỉ trong vòng 6 tháng, chúng sẽ đạt trọng lượng từ 0,8 cho đến 1,2kg. Có thể tùy chọn mô hình nuôi cá sao cho phù hợp như bằng ao đất hay những bồn nhựa, bể xi măng hoặc bể lót bạt,… Tất cả đều có thể đem lại năng suất kinh tế cao nếu như chăm sóc đúng cách.

Đặc điểm của cá quả là gì

Trung bình, một chú cá quả khi đã trưởng thành có thể nặng từ 5 tới 7kg. Tuổi thọ của cá thường không cao nên chỉ có thể sống được từ 4 đến 5 năm (có những trường hợp hiếm gặp sống được đến 10 năm).

Phần đầu của cá tương đối to trông giống như đầu của loài rắn. Phần miệng của cá xẻ rất sâu cùng hàm răng sắc nhọn có thể cắn chết được cả những loài cá có cân nặng lớn hơn chúng gấp nhiều lần. Ngay phía dưới mang của cá là 2 vây dài và cứng cáp. Phần vây lưng và vây hậu môn thì được cấu tạo từ những tia nhỏ rất mềm. Thân hình của cá quả có màu đen hoặc nâu, phần bụng thì có màu trắng, sờ vào nhớt.

Cá quả thường ăn gì

Một số loại thức ăn yêu thích của cá quả có thể liệt kê như là: Cá chép, cá rô, ếch nhái, côn trùng trong nước, nòng nọc và tôm, cua, rắn,…. Cá quả thường sẽ tìm kiếm thức ăn ở khu vực xung quanh hồ, ao, ruộng và cả những bãi cỏ ngoài ruộng.

Còn trong quá trình nuôi thả, bạn cũng có thể cho cá ăn kết hợp thêm nhiều loại thức ăn công nghiệp có dạng viên hoặc dạng bột khác để thúc đẩy quá trình sinh trưởng của chúng.

Khi cá mới nở thường sẽ lấy chất dinh dưỡng từ noãn hoàng. Sau đó, cá bắt đầu tìm kiếm các loại thức ăn như các sinh vật phù du, loăng quăng sống trong nước… Khi cá đạt khoảng 10cm thì chúng sẽ bắt đầu ăn như cá quả trưởng thành.

Khả năng sinh sản của cá lóc ra sao

Cá quả hay cá lóc là dòng cá có khả năng giao phối và sinh sản khá là nhanh. Trung bình, cá có thể đẻ từ 4 đến 5 lần/năm, mỗi lần giao phối có thể cho ra đời tới 7000 đến 8000 trứng. Cá quả thường bắt đầu mùa sinh sản từ khoảng tháng 4 tới tháng 7 hàng năm.

Trước khi sinh sản, cá quả sẽ ngậm rong trong miệng để làm tổ. Sau khi đã xây xong phần tổ trên những bãi cỏ, đầm lầy thì cá sẽ bắt đầu chu trình giao phối. Trứng của loài cá này thường có màu vàng sậm với 1 lớp dầu bên ngoài nên sau khi đẻ sẽ nổi ngay trên mặt nước. Trong quá trình đợi trứng nở, cả cá lóc đực và cái sẽ cùng nhau bảo vệ trứng đến khi trứng nở thành cá bột.

Phân loại cá quả

Cá quả bông

Dòng cá này sẽ có kích thước lớn nhất trong các dòng cá quả, cơ thể khi trưởng thành có thể đạt tới 1,3m và nặng gần 20kg. Cá quả bông có thân dài, màu đen rất đặc biệt để ngăn cách phần lưng và bụng của cá. Ngoài được sử dụng làm thực phẩm, cá quả bông còn được nuôi làm cá kiểng.

Cá quả đồng

Dòng cá này thường được sử dụng để làm nguồn thức ăn chính cho những những người dân sống ở khu vực Thái Bình Dương. Cá quả đồng có kích thước cơ thể nhẹ hơn nhiều so với loài cá quả bông. Chúng có đôi mắt hơi lồi, phần đầu giống với rắn và thân hình đen bóng, phần bụng sẽ có màu trắng xen lẫn các đốm đen.

Ăn có quả có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe

Ngăn chặn sự sưng tấy

Khi cơ thể của bạn không được cung cấp đủ albumin thì các phân tử trong máu sẽ bị lắng đọng lại, kết tủa và gây ra những biến đổi hình dạng của các tế bào máu, từ đó dẫn đến hiện tượng bị sưng tấy, phù nề và bầm tím trên toàn bộ cơ thể.

Chính vì thế, bạn hãy bổ sung đầy đủ albumin từ thịt của cá quả  để có thể giúp ngăn ngừa đến mức tối đa sự xuất hiện của các vết sưng tấy và phù nền trên cơ thể nhé!

Duy trì tính cân bằng chất lỏng trong cơ thể của bạn

Để duy trì được sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể, albumin chính là một chất rất quan trọng trong việc giúp duy trì sự cân bằng này. Albumin sẽ hoạt động bằng cách sản sinh ra nước bên trong máu để dẫn chúng vào các tế bào cơ thể khi cơ thể đang bị thiếu chất lỏng. Và ngược lại, khi cơ thể bự dư chất lỏng thì Albumin sẽ giúp thải ra các lượng chất lỏng dư khỏi tế bào và đưa ngược vào máu, giúp cơ thể cơ bằng chất lỏng.

Cân bằng dinh dưỡng và nội tiết tố

Albumin cũng được coi như một loại protein có thể cân bằng dinh dưỡng và nội tiết tố bằng cách giữ chúng lại và làm tiêu hoá các vitamin tan trong chất béo tương tự như các axit amin. Ngoài vitamin, albumin còn chứa rất nhiều các tế bào máu dạng hoà tan, protein, hormone cũng như khoáng chất để lưu thông và điều hoà hệ tuần hoàn trên cơ thể.

an-ca-qua-co-tot-khong
Ăn cá quả có tốt không

Giúp khắc phục các tế bào và mô bị tổn thương

Albumin có sẵn trong cá quả có thể giúp khắc phục các tế bào và mô đã bị tổn thương. Albumin hoạt động bằng cách thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào và truyền tin đến tới hệ thống miễn dịch.

Duy trì sự hình thành những tế bào bạch cầu

Albumin cũng giúp duy trì sự hình thành của các tế bào bạch cầu bên trong cơ thể. Tế bào bạch cầu sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại. Vì thế cơ thể của bạn sẽ có thể bị viêm nhiễm hoặc đau nhức nếu như không được cung cấp đầy đủ albumin.

Những thông tin về tác dụng của cá quả được sưu tầm và tổng hợp từ nguồn thông tin trên internet.

Tham khảo thêm

Cá quả làm món gì ngon

Cá quả nấu gì ngon là thắc mắc của nhiều chị em khi đã biết về giá trị dinh dưỡng của loài cá này. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bà nội trợ làm một vài món ăn hấp dẫn từ cá quả để thêm phần phong phú cho thực đơn hàng ngày của gia đình:

Cá quả kho riềng

Củ riềng gọt bỏ vỏ, rửa sạch sau đó cắt thành những lát mỏng rồi cho vào cối giã nhuyễn. Hành tím cũng bóc vỏ sau đó cắt lát mỏng. Hành lá rửa sạch cắt thành khúc khoảng 1 lóng tay.

ca-qua-kho-rieng
Món cá quả kho riềng

Sau khi đã đã khử mùi tanh và làm sạch nhớt các khúc cá bằng muối thì bạn cho cá vào bát, sau đó nêm nếm theo khẩu vị của gia đình cùng 1 chút nước màu và ướp trong 10 phút.

Bắc bếp chiên sơ cho cá săn đều 2 mặt rồi bạn vớt cá ra khỏi chảo. Tiếp theo bạn trải 1/2 phần riềng đã được giã nhỏ vào dưới đáy nồi, sau đó xếp lớp cá lên trên và thêm 4 củ hành tím đã cắt lát và 2 quả ớt trên bề mặt cá. Sau đó, bạn trải nốt phần củ riềng còn lại lên rồi thêm khoảng 300ml sao cho lượng nước vừa ngập phần bề mặt cá là được.

Đun cho nồi cá sôi ở lửa lớn rồi đậy nắp, hạ lửa nhỏ và kho thêm khoảng 30 phút tới khi nước cạn bớt thì cá sẽ chín đều. Cuối cùng, bạn cho hành lá cắt khúc vào rồi đậy nắp lại khoảng 2 phút cho hành chín là đã hoàn thành rồi.

Cá quả kho tiêu

Làm sạch cá, để ráo rồi cắt thành từng khúc dày bằng khoảng 1 đốt ngón tay. Rửa sạch 1 quả ớt sừng, nhặt bỏ cuống lá rồi cắt thành những lát mỏng. Cho cá vào bát cùng 3 muỗng nước mắm, 1 muỗng đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê tiêu xay nhỏ và 1 muỗng canh dầu ăn, trộn đều và ướp trong khoảng 30 - 40 phút để cá thấm gia vị.

Cho phần cá đã ướp vào nồi nước hàng và đảo đều trong 3 phút cho cá săn lại. Tiếp theo, cho khoảng 1.5 chén ăn cơm nước lọc vào nồi vừa đủ để ngập mặt cá, bật lửa lớn và nấu cho đến khi nước sôi lại. Lúc này, bạn hãy đậy nắp, vặn lửa vừa và kho cá trong khoảng từ 20 - 30 phút. Sau đó, mở nắp rồi nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn, tiếp tục kho cho tới khi gần cạn bớt nước thì cho ớt sừng đã cắt lát và tiêu xay vào rồi tắt bếp.

Cá quả hấp xì dầu

Cũng tương tự như trên, chúng ta cần làm sạch cá rồi cắt thành từng khúc nhỏ. Hành lá và ngò thì cắt bỏ gốc, rửa sạch rồi thái nhỏ. Gừng, hành tím, tỏi bạn cũng gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt lát mỏng.

Củ hành tây bỏ vỏ, rửa sạch, cắt phần cuống để hành tây có thể bung ra dễ hơn và cắt thành những lát mỏng. Thì là các bạn cũng rửa thật sạch và cắt thành từng khúc khoảng 4cm.

Bắc chảo lên bếp, cho một ít dầu vào để phi gừng xong bỏ tiếp hành tím và tỏi vào sau, lưu ý bật lửa vừa phải để hành phi thơm vàng và không bị cháy, sau đó cho thêm xì dầu vào đun cho đến khi hỗn hợp sệt lại thì tắt bếp. 

Tiếp đến các bạn cho cá vào trong chảo và chiên cho đến khi cá thật săn và vàng giòn. Sau rồi tắt bếp và cho cá ra dĩa để chuẩn bị tới bước hấp cá. Đầu tiên, các bạn cho nước vào trong nồi xửng đun cho sôi rồi mới cho dĩa cá vào để hấp, lưu ý cho lửa thật nhỏ để cá không bị bể và bị bở thịt.

Tiếp đến các bạn hãy rưới nước sốt đã nấu lúc này lên bề mặt cá rồi đậy nắp lại hấp trong khoảng 20 phút. Khi hấp được 10 phút các bạn cần mở nắp cho hành tây đã cắt lúc nãy vào hấp chung nữa là xong.

Cá quả nướng riềng mẻ

Hành tím và tỏi bóc sạch vỏ, rửa sạch. Với sả thì bạn cũng rửa sạch nhưng thái khoanh. Riềng và nghệ gọt sạch lớp vỏ, cắt thành những miếng nhỏ. Sau đó bạn hãy cho tất cả nguyên liệu vào trong cối và giã thật nhuyễn.

ca-qua-nuong-rieng-me
Thành quả của món cá quả nướng riềng mẻ

Sau khi đã giã nhuyễn các nguyên liệu thì tiếp tục cho thêm vào trong cối 1 muỗng canh mẻ, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh nước đường và 1/2 muỗng canh mắm tôm vào trộn chung với nhau.

Tiến hành ướp cá trong khoảng 30 phút với phần sốt ướp đã chế biến trước đó, trộn đều cho cá thật thấm đẫm gia vị. Cuối cùng, làm nóng vỉ nướng, sau đó đặt cá đã ướp lên mặt vỉ, tiến hành nướng cá trong khoảng 30 tới 40 phút là được. Lưu ý, cứ mỗi 7 đến 10 phút bạn hãy lật mặt cá một lần để thịt cá được chín đều và không bị cháy xém.

Cá quả nướng giấy bạc

Khi đã rửa sạch và cắt cá thành khúc đặt vào trong bát thì bạn cho vào trong đó  2 muỗng cà phê tỏi băm nhuyễn, 2 muỗng canh hành tím băm, 2 muỗng cà phê sốt để ướp thịt nướng, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh bột ngọt và 1 muỗng canh đường. Trộn thật đều cho hỗn hợp này hòa quyện với nhau. Ướp cá trong khoảng 1 tiếng để cá thấm đủ các gia vị.

Bạn hãy lấy miếng giấy bạc trải ra mặt phẳng sau đó cho phần cá lóc đã ướp vào, gấp 2 đầu giấy bạc lại trước rồi sau đó mới gấp hai bên giấy bạc lại và vuốt nhẹ để giấy bạc có thể gói chặt cá.

Cho than vào bếp, nhóm lửa để than cháy hồng, sau đó đặt vỉ nướng lên bếp rồi cho cá lóc gói giấy bạc lên và nướng mỗi mặt trong khoảng 30 phút để cá chín. Tiếp đó bạn mở giấy bạc phía trên ra, tiếp tục nướng thêm tầm 15 phút nữa là được.

Cá quả nấu canh chua

Cá cạo vảy, làm sạch nhớt, cắt khúc vừa ăn, ướp gia vị vừa ăn cùng hành tím. Dọc mùng tước hết vỏ, cắt xéo, bóp muối để giảm ngứa. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt lát. Me cạo vỏ, cà chua rửa sạch, thái múi cau, giá đỗ rửa sạch. 

Hành, mùi tàu cùng rau ngổ rửa sạch, cắt khúc nhỏ. Cho cá (rán sơ qua) cùng nước vào nấu chín. Bắc chảo, cho 1 chút dầu ăn, cho hành tím vào xào thật thơm rồi cho một nửa cà chua, me vào xào chung cho có màu và vị chua. Cuối cùng đổ chung vào nồi canh cá đang sôi, dằm me, lọc lấy nước, bỏ hạt. Nêm nếm lại gia vị là đã có thể thưởng thức rồi.

Cá quả nấu ám

Làm sạch cá sau đó lọc lấy thịt cá và thái miếng thật mỏng rồi ướp với 3 thìa cà phê mắm, 1 thìa muối cùng 1 chút hạt tiêu. Xương và đầu cá thì xay thật nhỏ rồi trộn với 1 chút gia vị như mắm, bột tiêu xay và nặn thành từng viên vừa ăn.

ca-qua-nau-am
Món cá quả nấu ám

Nghệ tươi gọt bỏ vỏ giã lấy nước, mẻ lọc bỏ phần bã. Rau mùng tước sạch phần vỏ, rau chuối hột thái nhỏ, khế cắt bỏ viền và thái lát. Rau ngổ, lá lốt rửa sạch và thái thật nhuyễn.

Phi thơm hành, tỏi, ớt băm trong 1 chảo dầu ăn nóng rồi cho cá và viên cá vào để rán giòn. Sau đó, đổ phần nước nghệ, mẻ đã lọc vào rồi cho thêm chút nước sôi vào đun cho cá và viên cá chín nhừ thì vớt ra ngoài để riêng. Tiếp đến, cho rau mùng, chuối hột đã chuẩn bị trước đó vào rồi nêm 2 thìa nước mắm, 1 chút muối sao cho vừa ăn rồi thả cá viên, cá vào đun đến khi nước sôi thì cho khế chua, rau ngổ và lá lốt rồi tắt bếp.

Một số câu hỏi liên quan đến cá quả

Ăn cá quả có tốt không

Cá lóc có vị ngọt thanh, lành tính giúp trừ phong, tư âm, bổ gân xương tạng phủ, sinh tân dịch. Đây là món ăn chắc chắn không thể bỏ qua trong các bữa cơm hằng ngày của người mắc bệnh phổi vì loại cá này có công dụng chính là giúp bổ khí huyết, tan đờm bị nghẹn ở cuống họng.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin A cao ở trong cá lóc còn giúp hồi phục sức khỏe cho những người mới khỏi ốm, tăng lợi sữa cho bà bầu, chữa huyết khô. Theo Đông Y, cá lóc có tính hàn nên cũng được chế biến thành các món ăn vào mùa hè để có thể hạn chế những bệnh về nhiệt do thời tiết nóng.

Cá quả có xương dăm không

Cá quả là một loại cá sống trong môi trường nước ngọt rất thân thuộc với các bà nội trợ. Do đặc tính thịt ngọt, thơm và không có xương dăm như dòng trôi, trắm chép, mè nên rất được ưa chuộng, đặc biệt là để nấu cháo cho bé.

Cá quả bao nhiêu tiền 1kg

Giá cá quả bao nhiêu tiền được quyết định dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau như đó là loại cá lóc nuôi hay cá lóc đồng, kích thước, trọng lượng cá ra sao. Cá lớn thường có giá bán cao hơn so với những con cá có kích thước bé. Ngoài ra, giá bán sỉ tại các trang trại cũng khác so với giá bán ngoài chợ. Nói chung, trung bình giá cá quả hiện nay rơi vào tầm 70.000 tới 140.000 đồng/kg tùy thuộc vào từng loại.

ca-qua-bao-nhieu-tien-1kg
Cá quả bao nhiêu tiền

Với cá quả đồng: Đây là loại ngon nhất, chất lượng nhất, thịt thơm hơn rất nhiều so với cá lóc nuôi. Bởi vì chúng được sinh sống ở ngoài môi trường tự nhiên cho nên hội tụ được đầy đủ các yếu tố đặc sắc nhất của cá lóc. Do đó, giá 1 kg cá lóc đồng hiện nay sẽ dao động từ 100.000 tới 140.000 đồng.

Với cá quả nuôi: So với cá quả đồng thì cá quả nuôi chỉ hơn ở phần kích thước và trọng lượng. Chính vì được cung cấp 1 lượng thức ăn dồi dào, thậm chí thức ăn tổng hợp để thúc đẩy sự trưởng nhanh cho nên thịt cá quả nuôi sẽ không được săn chắc mà hơi bở. Cho nên giá bán của cá quả nuôi cũng thấp hơn nhiều so với cá quả đồng. Giá của 1 kg cá quả nuôi hiện nay chỉ dao động từ 80.000 đến 100.000 đồng.

Với cá quả bán sỉ: Có thể thấy cá quả là giống cá rất dễ nuôi, phát triển cũng khá nhanh, ít bệnh tật và không yêu cầu về điều kiện môi trường nuôi quá khắt khe như một số loại cá khác. Chính vì thế, loài cá này thường được nuôi khá rộng rãi ở nước ta và phổ biến nhất là tại các vùng ven sông, ven suối, đặc biệt là ở vùng Tây Nam Bộ nước ta. Cho nên nhiều thương lái đã tìm đến các trang trại nuôi cá quả để đặt hàng nhằm mua được với giá sỉ rẻ hơn. Giá bán sỉ cho 1kg cá lóc nuôi hiện nay sẽ rơi vào tầm 60.000 đến 70.000 đồng/kg.

Qua bài viết trên đây bạn đọc đã biết cá quả là cá gì rồi phải không ạ. Hy vọng những thông tin trên đã mang lại chút kiến thức cho cẩm nang sống của bạn. Nếu thấy thông tin thú vị, hãy để lại bình luận phía cuối bài viết để mọi người biết ý kiến của bạn về loài cá này nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hoa huệ màu gì? "Bật mí" Ý nghĩa hoa huệ trong tình yêu và cs

Hoa huệ là loài hoa không còn xa lạ gì với người Việt Nam. Một loài hoa mang vẻ đẹp thanh tao, trang nhã, hương thơm vô cùng hấp dẫn và cũng chứa nhiều kỷ niệm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hoa huệ màu gì và ý nghĩa hoa huệ như thế nào trong cuộc sống và tình yêu. Để hiểu thêm về loài hoa này, Trà Đào HD mời bạn đọc tham khảo những thông tin thú vị dưới đây! Giới thiệu về hoa huệ Thông tin về loài hoa huệ Cây hoa huệ hay còn gọi được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: vũ lai hương, dạ lai hương… Huệ ta có tên khoa học là Polianthes tuberosa, thuộc họ Thùa –Agavaceae. Chúng có nguồn gốc từ Mexico. Có hàng trăm loại huệ khác nhau, nhưng tất cả đều thuộc cùng một chi Lilium. Đặc điểm của hoa huệ - Hoa huệ là loại cây thân thảo, không phân nhánh và có thân mọc thẳng đứng. Đây là loại cây sống lâu năm với chiều cao khoảng 0.8 - 1,7 m. Lá hoa huệ dài có màu xanh mướt, thon và nhọn. Hoa huệ thường mọc trên ngọn và kết thành chùm. Mỗi bông hoa huệ gồm 6 cánh, nhìn rất giống hình chiếc m

Hoa súng là gì? "Giải đáp" Ý nghĩa hoa súng trong ty và cs

Hoa súng - loài hoa mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, là biểu tượng của sự thuần khiết. Được ngắm nhìn đầm hoa súng trổ bông chắc hẳn là một trải nghiệm khó có thể quên. Vậy bạn đã hiểu hết về ý nghĩa hoa súng? Nếu chưa thì hãy cùng với chúng tôi khám phá những điều thú vị về hoa súng nhé! Nguồn gốc của hoa súng Hoa súng là hoa gì Hoa súng là 1 giống thực vật thủy sinh và nó thuộc họ Nymphaeaceae. Hoa súng tiếng anh là “Nunephar”. Ở 1 số quốc gia thì hoa súng được gọi là Water Lily, riêng giống hoa súng có màu lam xanh của Ấn Độ thì lại được gọi là hoa Sen xanh hay Blue lotus.  Tên khoa học của hoa súng là Nymphaeaceae. Xuất xứ của từ này là từ chữ "nympho". Đây chính là tên của 1 nữ thần trong thần thoại Hy Lạp, 1 nữ thần trẻ trung, xinh đẹp, chuyên cai quản sông suối, ao hồ.  Cây hoa súng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Với sự thích nghi cao nên hoa súng đã lan rộng ra các nước khác từ thời cổ đại cho đến nay. Những vườn hoa ở các cung điện của Thái Lan và Myanmar thường trồng hoa súng để tran

Ý nghĩa hoa tử đằng là gì? [Hướng dẫn] Cách trồng và chăm sóc

Hoa tử đằng là một loài hoa mỏng manh nhưng lại có sức quyến rũ đến lạ thường. Loài hoa này thường được trồng trong sân vườn hay trước cổng nhà để trang trí. Được nhiều người yêu thích, thế nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa hoa tử đằng là gì? Vì vậy, hãy cùng Trà Đào HD tìm hiểu về loài hoa này trong bài viết sau nhé! Thông tin về loài hoa tử đằng Loài hoa tử đằng leo Hoa tử đằng tiếng anh là Chinese Wisteria, đây là loài hoa thuộc dòng Wisteria sinensis. Ở Việt Nam, loài hoa này còn được biết đến với những tên gọi như: dây sắn tía, hoa chu đăng, hoa đằng la,... Nguồn gốc Hoa tử đằng có nguồn gốc từ Châu Á. Nếu bạn để ý sẽ thấy hình ảnh của loài hoa này xuất hiện nhiều tại các Quốc Gia như: Trung Quốc, Nhật Bản,.. Chúng du nhập vào Việt Nam khoảng 7 năm trở lại đây và được nhiều gia đình lựa chọn làm cây cảnh trang trí trước nhà. Đặc điểm Cây tử đằng là giống cây thuộc họ đậu, dạng thân gỗ leo. Chúng thường nở hoa vào mùa hè hàng năm trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 6. Lá của cây